Bánh xe là bộ phận quan trọng nhất trong một chiếc xe đẩy, nó ảnh hưởng tới tải trọng, độ bền và độ êm ái khi đẩy. Vì vậy, không những khi chọn mua xe đẩy hàng bạn cần chú ý đến thông số của bánh xe, mà khi chọn mua bánh rời bạn cũng cần một vài lưu ý quan trọng để chọn mua đúng và đáp ứng nhu cầu của công việc, đảm bảo sử dụng xe lâu dài.
Có 2 yếu tố chính bạn cần lưu ý khi chọn mua bánh xe đẩy:
- Kích thước bánh xe
- Chất liệu bánh xe
Kinh nghiệm chọn mua bánh xe đẩy
1. Kích thước bánh xe
Độ tải trọng của hàng hóa và địa hình chính là yếu tố để bạn lựa chọn kích thước bánh xe phù hợp. Với độ tải trọng lớn, đẩy trên địa hình gồ ghề, quãng di chuyển xa bạn cần chọn bánh xe có kích thước lớn. Ngược lại, độ tải trọng bé, địa hình bằng phẳng bạn chỉ cần chọn loại bánh xe có kích thước nhỏ. Bạn xem bảng liệt kê kích thước bánh dưới đây:
Đường kính bánh xe | Tải trọng |
---|---|
ϕ70mm, ϕ75mm, ϕ80mm, ϕ90mm | < 100kg |
ϕ100mm, ϕ120mm, ϕ130mm | 100kg – 300kg |
ϕ150mm, ϕ200mm | 300kg – 500kg |
2. Chất liệu bánh xe
Các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn chất liệu bánh xe bao gồm: Địa hình, môi trường.
Trên thị trường bán bánh xe đẩy hiện tại có rất nhiều chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến vẫn là bánh cao su và bánh nhựa PU. Mỗi chất liệu đều có ưu và nhược điểm riêng.
Đối với bánh cao su thông thường dùng trong môi trường bình thường như ở chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng… ưu điểm của bánh cao su có tính đàn hồi cao, khi đẩy không gây ra tiếng ồn, đẩy khá êm ái. Nhược điểm, tính ma sát cao nên khả năng đẩy hàng hóa với tải trọng cực lớn chất liệu cao su yếu thế hơn dòng bánh nhựa.
Đối với bánh nhựa PU sử dụng trong môi trường có hóa chất, axit, chất ăn mòn như ở nhà xưởng, phòng nghiên cứu, bệnh viện… Ưu điểm của nhựa PU chịu được tải trọng lớn, khả năng chịu oxy hóa và chịu mài mòn cao. Tuy nhiên nhược điểm của bánh xe làm từ nhựa PU khi di chuyển gây ra tiếng ồn do độ đàn hồi kém.
Chất liệu khác tương tự như nhựa PU dùng trong công nghiệp chế tạo bánh xe đẩy là nhựa Nylon, Bánh xe được làm từ nhựa Nylon có khả năng chịu tải trọng rất lớn. So với bánh cao su cùng đường kính giống nhau, Bánh xe Nylon được chịu tải gấp 2 đến 3 lần. So với bánh nhựa PU, Nylon có khả năng chịu mài mòn tốt hơn.
Nhược điểm của Bánh xe bằng Nylon là khi đẩy gây ra tiềng ồn lớn, loại xe sử dụng bánh này phù hợp với các công việc vận chuyển hàng hóa trong khu công nghiệp, nhà xưởng, kho hàng…
Bánh xe Nylon phù hợp với các công việc vận chuyển hàng hóa trong khu công nghiệp, nhà xưởng, kho hàng…
Với môi trường có nhiệt độ cao bạn cần sử dụng bánh xe Phenolic chịu nhiệt hoặc bánh sắt. Ưu điểm của 2 dòng bánh xe này đó là tính chịu nhiệt tốt, khả năng chịu mài mòn cao. Nhược điểm của 2 dòng bánh này khi đẩy phát ra tiếng ồn cực lớn, với các mặt nền, mặt sàn yếu không nên sử dụng loại bánh này.
Tóm lại, chúng ta có thể chia chất liệu bánh xe làm 2 loại:
- Loại bánh xe cứng (PP, PA, Nylon): nên sử dụng trên các mặt sàn nhẵn hoặc trên mặt nền đất cứng.
- Loại bánh xe mềm (Cao su, PU): Sử dụng tốt trên nền phẳng.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về bánh xe đẩy, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể định hình chọn lựa loại bánh xe đẩy phù hợp với công việc của mình.